Việc làm tại nhà
  

Tìm việc làm: ViecOi có 0 tin tuyển dụng việc làm lĩnh vực Hàng không

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thị trường , tìm việc làm trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và người tìm việc.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm Hàng không ngày càng tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho các ứng viên có thể tìm kiếm việc làm với thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến và phúc lợi tốt. Cùng Viecoi tham khảo việc làm online tại nhà, việc làm IT, việc làm Sales, việc làm Marketing,… và nhiều việc làm khác không yêu cầu kinh nghiệm đang tuyển dụng nhé!

Để trở thành một nhân viên xuất sắc, ngoài những kiến thức chuyên môn bạn cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết. Kỹ năng sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và thu hút được nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

NGÀNH HÀNG KHÔNG - CƠ HỘI VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC PHÙ HỢP

Phải chăng khi nhắc đến cụm từ “ hàng không” mọi người liên tưởng ngay đến hình ảnh những cô nàng tiếp viên xinh đẹp, lịch thiệp xuất hiện với những cử chỉ thân thiện kèm những nụ cười tươi tắn trên môi hay là những chàng trai ngành phi công giỏi giang, lực lưỡng và phong độ? 
  • 16/02/2023
  • |
  • Lượt xem: 16974

Đây có phải là những hình ảnh mà các bạn thường được thấy trên ti vi hay đài báo hay không? Thực tế ngành tiếp viên hàng không đâu chỉ có vậy, nó còn được sinh ra với nhiều thể loại nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả những gì nhắc đến ở trên chỉ là bề nổi của ngành hàng không mà thôi! Vậy thì không để bạn phải mất thời gian nữa, bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết tất cả những thông tin cơ bản và chung nhất về ngành hàng không để bạn có những định hướng thật chính xác cho sự nghiệp của mình nhé!

Định nghĩa cơ bản về ngành hàng không là gì và ngành hàng không thi khối nào mới hợp lý nhất?

Nhiều người còn cho rằng đây là công việc nhàn hạ lương cao nhưng đó chính là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Họ đâu có biết rằng những người theo ngành tiếp viên hàng không, ngành phi công trên máy bay đang phải đeo trên mình trách nhiệm to lớn là bảo vệ hàng trăm hành khách trên bầu trời, mấy ai biết rằng có rất nhiều người đã bỏ ra mồ hôi, công sức hay thậm chí là cả tính mạng để có được chuyến bay an toàn cho chúng ta. Khi đặt chân vào ngành hàng không bạn như được ngắm nhìn lại những thước phim quay chậm của lịch sử nhân loại về việc chế tạo máy bay cũng như cách cha ông ta thực hiện hóa ước mơ được bay cao lên bầu trời ra sao. Vậy định nghĩa chính xác nhất của ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không thuộc lĩnh vực kinh tế vận tải yêu cầu áp dụng công nghệ kỹ thuật cao – hiện đại và hoạt động của ngành hàng không chủ yếu mang tính quốc tế được gắn liền với mức độ an toàn và an ninh quốc gia. Đặc biệt, ngành hàng không cần phải đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ, cố định vì đây là ngành nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng đến tính mạng con người.

Những cơ hội, tiềm năng công việc khi làm trong ngành hàng không

Thật may mắn cho các bạn khi Việt Nam đang có những mục tiêu mở rộng đường hàng không trong những năm sắp tới đây, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có những cơ hội, triển vọng trong ngành nghề của mình. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều những hãng hàng không nổi tiếng như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air, công ty bay dịch vụ dầu khí SFC, công ty bay dịch vụ VASCO, Bamboo Airway hay những hãng hàng không sắp tới dự kiến ra mắt như Vietravel Airlines…

Những công việc làm tại những cảng hàng không như sân bay, nhà ga cũng là sự lựa chọn tốt dành cho những bạn đam mê ngành hàng không. Việt Nam có bao gồm 20 cảng hàng không rải đều trên 3 miền của Tổ quốc nên hoàn toàn thuận lợi cho những ứng viên.

Bên cạnh đó còn có cơ hội làm tại những trung tâm quản lý bay – những đơn vị có chức năng điều hành dịch vụ không lưu hay những dịch vụ phụ trợ khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả dành cho những máy bay đang hoạt động tại các cảng hàng không. Một vài trung tâm quản lý đường bay nổi tiếng mà ai cũng biết tại Việt Nam đó là Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.

Những công việc phù hợp với ngành này?

Ngành hàng không lâu nay đã là ngành nghề xa xỉ thuộc top tại đất nước chúng ta. Ai ai cũng đều ao ước một lần được ngồi trên con chim sắt chu du khắp bầu trời bốn phương, được đi đây đi đó ngắm nhìn thế giới xung quanh mở rộng tầm mắt. Vậy để có thể đi khắp nơi trên thế giới thì việc đơn giản nhất là trở thành những tiếp viên, những chàng ngành phi công bay lượn trên bầu trời xanh. Dưới đây bài viết sẽ liệt kê những ngành nghề phổ biến liên quan đến hàng không để bạn có thể tham khảo.

1. Ngành phi công

Đây là ngành nghề mơ ước của bao thế hệ trẻ cho đến tận ngày nay. Công việc này chủ yếu là vận hành và lái máy bay trên không. Bạn cần phải có bằng lái dân dụng cơ bản mới có thể trở thành phi công được và bạn cũng cần phải trải qua những vòng thi tuyển vô cùng khắc nghiệt và khó khăn như những bài test chất lượng sức khỏe, trình độ học thức và cả ngoại ngữ. Công việc chủ yếu của ngành phi công là chuẩn bị, kiểm tra những thiết bị dẫn lái và đảm bảo tình trạng quy trình được diễn ra thuận lợi, lên kế hoạch bay. Trong quá trình thực hiện lái, phi công sẽ sử dụng những kỹ năng điều khiển kết hợp với chỉ dẫn của trạm không lưu để điều hướng máy bay theo đúng quy trình. Bên cạnh đó, phi công còn đảm nhiệm cung cấp thông tin như điều kiện thời tiết, các bến đỗ, báo cáo quá trình bay. Với những điều kiện làm việc như vậy, để theo được ngành phi công phải đảm bảo cho mình sức khỏe tốt, mắt và tai đều nhạy bén và không được vướng mắc những căn bệnh liên quan đến tim.

2. Ngành tiếp viên hàng không

Người đảm nhận nhiệm vụ phục vụ khách hàng và những thành viên trên phi hành đoàn nhằm mục đích tạo sự thoải mái cho tất cả mọi người khi tham gia chuyến bay. Công việc chủ yếu của ngành tiếp viên hàng không là soát vé, hướng dẫn lối đi cho khách hàng, kiểm tra hành lý, đảm bảo an toàn cho khách trong suốt hành trình bay, hướng dẫn hành khách thực hiện những thao tác cứu hộ, tự sơ cứu khi cần thiết. Những tiếp viên hàng không chủ yếu phải làm việc ở độ cao hơn 10 nghìn mét nên công việc tiêu hao rất nhiều sức khỏe và căng thẳng, vất vả. Những yêu cầu cần đạt được của ngành tiếp viên hàng không là có sức khỏe tốt, khéo léo, cởi mở, có khả năng chịu được công việc dưới áp suất cao, giao tiếp tốt về cả tiếng việt và tiếng anh.

VIETJETAIR TUYỂN DỤNG - NHỮNG TIÊU CHUẨN PHỎNG VẤN TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG. 

3. Kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa máy bay

Công việc này chủ yếu đảm nhận việc sửa chữa động cơ trong cabin, thân máy, cánh may và các bộ phận khác. Kỹ sư bảo dưỡng máy bay cần phải có trình độ kiến thức, thực hành về kỹ thuật tương đối cao và chắc chắn mới có thể xử lý được những bộ phận khổng lồ trên chiếc máy bay. Họ sẽ chủ yếu trực tiếp sửa chữa máy bay ngay tại đường băng, sân đỗ để kịp thời giải quyết những nút hỏng hóc tránh gây ra những phiền toái cho chặng bay tiếp theo.

4. Nhân viên kiểm soát không lưu

Hay còn gọi là những phi công mặt đất. Họ làm nhiệm vụ theo dõi và hướng dẫn đường đi của máy bay cùng với những phi công trên không để nhằm mục đích tránh gây ra những va chạm không đáng có xảy ra. Công việc của họ sẽ thực hiện tại tháo điều khiển của sân bay và những trung tâm kiểm soát radar và chủ yếu công việc chính họ đảm nhận là điều chỉnh hướng đi của máy bay, đảm bảo máy bay chỉ đi theo đường bay đã có sẵn.

5. Thủ tục viên sân bay

Công việc của nhân viên thủ tục sân bay là kiểm tra, hỗ trợ thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết của hành khách trước khi lên máy bay. Mỗi hãng hàng không sẽ có một khu vực checkin/ soát vé riêng. Tuy nhiên, công việc của thủ tục viên sân bay ở các hãng sẽ tương đối giống nhau. 

  • Kiểm tra vé máy bay, CCCD/CMND, hộ chiếu, các giấy tờ liên quan..

  • Làm thủ tục checkin 

  • Kiểm tra hành lý khách hàng trước khi lên máy bay 

  • Kiểm tra những rủi ro của khách hàng ( thất lạc hành lý, giấy tờ, nhầm đồ,...) 

  • Hướng dẫn hành khách lên máy bay. 

Công việc của một thủ tục viên sân bay không quá vất vả tuy nhiên ngoại ngữ là yếu tố tiên quyết để có thể apply công việc này. Vì đặc thù công việc phải giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau, ngoài rara công việc này còn đòi hỏi sự tập trung cao và chỉn chu trong từng thao tác. Bên cạnh đó, mức độ công việc dày đặc nên thời gian làm việc cũng không có định. 

6. Một số công việc khác của ngành hàng không. 

  • Nhân viên cứu hộ hàng không 

  • Nhân viên cân trọng tải 

  • Nhân viên hỗ trợ khách hàng ( giải quyết khiếu nại, thất lạc hành lý,..)

  • Nhân viên vận chuyển hành lý 

  • Nhân viên điều phối

  • Nhân viên bán vé máy bay

Trên đây là một số giải đáp mà viecoi mang đến cho bạn, để có thể hiểu thêm về ngành hàng không, hy vọng với những thông tin đó bạn đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản để tự tin vững bước ứng tuyển vào những trường tuyển sinh hàng không! Cảm ơn bạn đọc đã dành chút thời gian đọc bài viết của chúng tôi, chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục ước mơ nhé!