Đang xử lý

TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NHÂN VIÊN

Vai trò của sếp là lãnh đạo nhân viên đạt được mục tiêu. Vì thế sếp phải biết cách truyền cảm hứng để nhân viên có động lực hoàn thành nhiệm vụ của họ.
  • 07/12/2021
  •  | 
  • Lượt xem: 2356

Truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn

Vai trò của sếp là lãnh đạo nhân viên đạt được mục tiêu. Vì thế sếp phải biết cách truyền cảm hứng để nhân viên có động lực hoàn thành nhiệm vụ của họ.

1. Quan tâm đến nhân viên

Xem nhân viên đã hài lòng với công việc và môi trường làm việc chưa? Họ có được lắng nghe và đánh giá đúng? Tìm hiểu, trò chuyện, thảo luận về mối quan tâm và mong muốn của họ. Những cuộc nói chuyện cởi mở giúp cho bạn hiểu nhân viên hơn, từ đó có cách thức động viên họ. Chắc chắn nhân viên của bạn sẽ làm việc tích cực  hơn.

2. Truyền đạt mục tiêu của công ty

Nhân viên sẽ có động lực làm việc khi hào hứng với mục tiêu của công ty, họ sẽ cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu. Mỗi nhân viên sẽ hiểu công việc của họ đóng góp vào sự thành công của công ty ra sao. Khi bạn truyền đạt được mục tiêu rõ ràng cộng với sự nhiệt tình sẽ thu hút được mọi người nghe theo.

3. Tán dương nhóm làm việc hiệu quả

Điều này giúp tạo ra động lực cho cả nhóm. Và ngược lại công khai những nhóm làm việc không hiệu quả để giúp họ cải thiện và làm việc hiệu quả hơn. Nhưng điều này cần có sự khéo léo, tế nhị của sếp vì nếu chỉ trích quá gay gắt, có thể dẫn đến hậu quả không hay.

4. Làm gương cho cấp dưới

Cách ứng xử của sếp tạo ra tinh thần chung cho cả công ty. Nhân viên sẽ chú ý đến sếp và sẽ làm theo sự chỉ đạo nếu sếp chứng tỏ được phẩm chất của mình. Ghi điểm với nhân viên bằng sự quan tâm, nhiệt tình trong công việc. Cố gắng trở thành tấm gương lí tưởng để nhân viên có động lực phấn đấu.

5. Tôn trọng nhân viên

Sự cáo gắt, mắng mỏ thậm tệ có thể làm nhân viên chịu hành động nhưng họ thường làm mang tính đối phó. Bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần xây dựng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và trong công việc cũng thế. Hãy để nhân viên được tự do và tìm cách có được sự đồng tình của họ từ lời lẽ thuyết phục, thay vì ra lệnh áp đặt họ.

6. Tạo điều kiện để nhân viên sáng tạo

Nhân viên sẽ thấy có động lực hơn nếu được làm việc tại nơi có cơ hội để họ được thử thách và đổi mới. Vì vậy nếu bạn là sếp, hãy cho nhân viên cơ hội phát huy sức sáng tạo, đồng thời nhiệt tình giúp đỡ nếu nhân viên cần đến bạn.

7. Phát triển nhân viên

Quan tâm đến sự thành công của nhân viên bằng việc cung cấp cho họ thông tin giúp họ phát triển sự nghiệp. Góp ý giúp nhân viên tiến bộ, giới thiệu các loại sách, báo có ích, giới thiệu cho họ người cố vấn chuyên nghiệp… Nếu có điều kiện, hãy tạo ra ngân sách đào tạo nhân viên triển vọng. Nhân viên  sẽ hài lòng và tâm huyết với công việc nếu bạn tạo điều kiện cho họ tham gia vào những dự án mà họ quan tâm.

8. Công nhận và khen thưởng

Hãy khen ngợi và công nhận nhân viên bất cứ khi nào có thể. Quan tâm đến sự thành công của nhân viên và tổ chức những tiệc chúc mừng. Lời khen ngợi phải cụ thể để nhân viên biết được những hành động nào đã góp phần vào sự thành công của công ty.

9. Trả công xứng đáng

Có thưởng nóng dành cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ để tạo động lực cho họ. Tăng lương, tặng cổ phần, cho nghỉ phép hoặc cải thiện môi trường làm việc để nhân viên cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng tất cả những biện pháp này có thể không mang lại kết quả như mong muốn nếu không áp dụng nó một cách công bằng. Nhân viên sẽ so sánh số tiền họ nhận được so với các nhân viên khác và sẽ cảm thấy hụt hẫng nếu nó không tương đương. Vì thế cố gắng đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên.

10. Giao việc đúng người

Bạn phải biết được ưu điểm, nhược điểm  của mỗi nhân viên. Để có thể giao việc cho họ một cách chính xác và đảm bảo là họ biết rõ ràng về trách nhiệm của mình.

Xem thêm: 

BÍ QUYẾT GIỮ CHÂN NHÂN TÀI CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI

Viecoi.vn: Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây

Từ khóa:

Kiểm Soát Công Việc Lãnh Đạo Lời Khuyên Khả Năng Phán Đoán Khích Lệ Tinh Thần Phẩm Chất Nhà Lãnh Đạo Nhà Lãnh đạo nhà lãnh đạo giỏi

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm