Đang xử lý

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Ở CÔNG TY

Những tranh chấp, xung đột tại nơi làm việc thường ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, khiến bạn phải đối mặt với không khí nặng nề trong suốt một thời gian dài. Và nếu bạn không tìm cách giải trừ xung đột này, nó còn khiến bạn bị stress trầm trọng, chán nản công việc. Vậy phải làm gì để giải quyết bất hòa này? Hãy cùng Viecoi.vn tìm hiểu những cách giải quyết này trong bài viết dưới đây.
  • 08/03/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 2469

kỹ năng giải quyết bất đồng trong công việc

Tìm hiểu rõ đâu là lý do xảy ra tình trạng này

Tìm hiểu nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bất hòa với đồng nghiệp như tiền bạc, công việc, đời sống riêng tư, thái độ hoặc đơn giản là chỉ là vì những lý do nhỏ nhặt nhất. Nhưng việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân bắt nguồn, lý do là gì. Từ đó bạn mới có cách để hóa giải mối xung đột trong công sở này.

Chủ nhân của mối bất hòa này là từ ai?

Người gây ra bất đồng là ai

Sau khi bạn đã tìm cho mình nguyên nhân dẫn đến mối bất hòa này, việc cần làm tiếp theo là bạn cần tìm ra nút thắt của mối xung đột. Nút thắt của mối bất hòa này có thể xuất phát từ một nhóm người hoặc từ 1 người và bởi những cãi vã, những tranh chấp khiến cho mối quan hệ giữa bạn với họ, cô ấy, anh ấy nóng lên.

Do đó, để giải quyết mối bất đồng này bạn cần tìm đến nơi bắt nguồn thì mới có thể giải quyết được.

Tốt nhất hãy cho họ nói trước

Nói cho họ biết trước

Trong một cuộc hóa giải bất hòa, tốt hơn hết bạn nên để họ là người nói trước, cho dù bạn đã hiểu được nguyên nhân, bạn cũng không nên nói trước. Hãy lắng nghe những gì họ nói, tìm ra những chỗ đúng và không đúng, cũng như là sũy nghĩ của đối phương, đặt mình vào vị trí của họ. Hơn nữa, việc để cho nhân vật chính cuộc cãi vã lên tiếng trước, cũng là điều để họ “xả” bớt nóng từ đó mới có được cuộc giải hòa yên bình.

Đừng giận quá mất khôn

Giận quá mất khôn

Trong cuộc nói chuyện giải hòa, việc giữ bình tĩnh là điều mà cả hai bạn cần nên làm. Cho dù đối phương có nóng giận dùng những lời lẽ không hay để nói với bạn, tốt hơn hết bạn cũng không nên dùng lời lẽ tương tự để đối đáp. Nếu bạn làm điều này, vô tình đã “thêm dầu vào lửa” vừa cũng là cách để những người đánh giá bạn.

Có nhiều phương hướng để giải quyết

Khi đã hiểu hết những ý kiến của đối phương, bạn hãy đưa ra nhiều phương hướng để hóa giải, đừng bắt cả bạn hoặc chủ nhân của cuộc xung đột chọn lựa theo ý mình hay ý đối phương. Hãy cho cả hai sự lựa chọn tốt nhất, để không bên nào cảm thấy mệt mỏi, gượng ép.

Tìm hướng giải quyết

Tốt hơn hết bạn hãy cho cả hai một cách giải hòa bằng cách bỏ qua, hay đi làm việc gì đó mà cả hai sau việc ấy có thể xóa bỏ mối xung đột. Đôi khi bạn cũng cần tìm một người có uy tín để, thân cận để làm cầu nối cho hai bạn giải hòa nhau.

Nhìn vấn đề một cách sáng suốt

Nhìn nhận vấn đề

Có những việc kể cả bạn và người xung đột với bạn chưa chắc đã là nguyên nhân gây nên tranh chấp này. Bởi lẽ, một số lý do cũng có sự góp mắt nguồn nguyên nhân từ người thứ 3. Hãy đảm bảo hai bạn không bị người khác “dắt mũi” vì vậy hãy nhìn mọi việc một cách sáng suốt và công bằng nhất.

Đừng để cái tôi của bạn lên trên hết

Trong môi trường làm việc tốt thì trừ những nguyên nhân mà bạn không thể chấp nhận được, tốt hơn hết  bạn nên gạt sang một bên cái tôi cá nhân quá cao của mình. Bởi lẽ suy đi tính lại những mối bất hòa từ công ty thường không hay ho gì cả, nếu có cơ hội hãy nhường nhịn nhau, hãy suy nghĩ cho bạn, công ty và cả mọi người.

Đừng để cái tôi lên trên

Đôi khi bạn nhịn người khác vì những lí do còn chấp nhận được chưa hẳn bạn đã thua họ, đó chỉ là một cách để giữ hòa khí, bớt “kẻ địch” tốt nhất mà thôi. Còn nếu bạn đề cao cái tôi của bạn quá cao, chắc chắc bạn sẽ phải đụng độ mối xung đột này trong nhiều lần khác nữa.

Những mối bất hòa tại nơi làm việc đôi lúc không phải lúc nào nó cũng trở nên xấu, trong một vài trường hợp nó còn khiến bạn có thêm một cô bạn hay anh bạn thân mới. Tuy nhiên, nếu nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn và công ty, tốt hơn hết bạn hãy tìm cách giải quyết nó từ ngay bây giờ.

 Đọc thêm: KỸ NĂNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI

 

Viecoi.vn: Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Đàm Phán Công Việc Lời Khuyên Xung Đột Bất Đồng Phẩm Chất Nhà Lãnh Đạo Nhà Lãnh đạo nhà lãnh đạo giỏi

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm