Đang xử lý

KIỂM TOÁN LÀ GÌ? PHÂN BIỆT GIỮA KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN

Kiểm toán là một khái niệm không còn quá xa lạ trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng và chính xác về khái niệm này. Vậy, kiểm toán thực sự là gì?
  • 17/08/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 1056

Ngành kiểm toán là gì?

Kiểm toán là gì?

Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán, vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Việc làm kiểm toán

Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lí do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

Sự khác nhau giữa kiểm toán và kế toán

Sự khác nhau lớn nhất giữa hai ngành này đó là thời điểm làm việc. Nếu như kế toán bắt đầu công việc khi có giao dịch tài chính, thì kiểm toán được bắt đầu khi công việc kế toán kết thúc. Cũng chính vì vậy, sổ sách, tài liệu các giao dịch tài chính sẽ do kế toán viên phụ trách thực hiện và giữ, còn kiểm toán viên sẽ kiểm tra những sổ sách và tài liệu đó.

Sự khác nhau giữa kiểm toán và kế toán

Về nhân sự, kế toán viên làm việc và chịu trách nhiệm với người quản lý, lương nhận được do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đó. Kiểm toán viên là một chủ thể độc lập, chỉ làm việc trong thời gian nhất định do được thuê và tiền lương từ công việc kiểm tra, kiểm toán đó. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm với chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ưu điểm của ngành kế toán là các bạn kế toán được đào tạo, làm việc từ chi tiết nên sẽ hiểu rõ và nắm được cách làm các định khoản, lập tờ khai thuế, cách làm việc với các cơ quan thuế,... và cũng nắm được nhiều kiến thức chuyên sâu nên dễ dàng làm việc, khi chuyển qua đơn vị làm việc khác hòa nhập một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, thời gian làm việc của ngành kế toán vào những ngày thường khi chưa đến mùa bận đều khá rảnh và ổn định nhưng sẽ cực kỳ áp lực vào các thời kỳ tổng kết cuối tháng, hay cuối năm tài chính để chốt sổ.

Còn nghề kiểm toán mặc dù các bạn sẽ phải học hỏi nhiều hơn, cần có nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu cùng một số chứng chỉ quốc tế đi kèm. Chính bởi vậy, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về các hoạt động của doanh nghiệp, có kiến thức đa dạng ngành nghề. Đặc biệt, mức lương của nghề kiểm toán cũng hấp dẫn và có nhiều cơ hội lớn hơn so với nghề kế toán.

Tuyển dụng kế toán

Các công việc của kiểm toán là gì?

Công việc của kiểm toán

Hiểu một cách đơn giản, các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính, ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:

  • Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.
  • Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
  • Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Chúng ta phải hiểu rằng, các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.

Có 3 loại kiểm toán

1. Kiểm toán Nhà nước

Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.

2. Kiểm toán độc lập

Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.

3. Kiểm toán nội bộ

Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.

Tuyển nhân viên kiểm toán nội bộ

Như vậy, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn, họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn như độc lập, không chịu sự chi phối từ khách hàng, phải đánh giá khách quan và thực tế, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.

Tuyển dụng kế toán - kiểm toán

Các bạn có thể học nghề kiểm toán ở đâu?

  • Đại học kinh tế TP HCM – Khoa kế toán kiểm toán
  • Đại học Ngân hàng TP HCM – Khoa kế toán kiểm toán
  • Đại học kinh tế luật TP HCM – Khoa kế toán kiểm toán

Những trường khối kinh tế khác (ĐH Ngoại thương…) có đào tạo chuyên ngành kinh tế đều được nộp hồ sơ xin việc kiểm toán.

Để làm được nghề này cần thêm chứng chỉ: CAT, ACCA, VN CPA…

Cơ hội nghề nghiệp của ngành kiểm toán

Cơ hội việc làm cho nhân viên kiểm toán

Nếu giỏi, bạn có thể làm việc ở một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới: Ernst & Young, KPMG, PwC và Deloitte. Đây là top 10 công ty ai cũng khao khát làm việc theo Tạp chí kinh tế toàn cầu Forbes. Thu nhập của bạn sinh viên mới ra trường tầm 400-500USD/ tháng.

Việc làm Kiểm toán mới nhất

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về một trong những ngành nghề đang mở ra cơ hội tốt nhất hiện nay. . Nếu như bạn có hứng thú với lĩnh vực này, hãy tham khảo các vị trí công việc phù hợp với khả năng của mình. Viecoi.vn chúc bạn có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và tìm việc thành công trong tương lai!

 Đọc thêm: CÁC KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN NGÀNH KẾ TOÁN / KIỂM TOÁN

Từ khóa:

Cơ Hội Nghề Nghiệp ngành kiểm toán sự khác nhau giữa kiểm toán và kế toán

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

"GỌI TÊN" 5 THÁCH THỨC KHÔNG THỂ BỎ QUA CỦA NGÀNH KẾ TOÁN ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh đến chóng mặt như hiện nay, việc mọi người cần phải đối mặt khi không tìm được một công việc đúng với ngành nghề đã học cũng như mong muốn của bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Không những vậy mà các ngành nghề còn tác động lẫn nhau gây ra nhiều thách thức hơn, trong đó phải kể đến ngành kế toán. 


2

NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN, CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT KẾ TOÁN GIỎI KHI ĐANG LÀ SINH VIÊN?

Để trở thành một kế toán giỏi khi đang là sinh viên thì hầu hết điều cần làm trước tiên chính là nắm vững kiến thức và các nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các bút toán kết chuyển. Ngoài ra, nếu bạn đang là một sinh viên thì việc hiểu biết thêm về luật, thuế do nhà nước ban hành và hiện hành cũng như việc rèn luyện cho bản thân sự cẩn thận, tỉ mỉ là điều cần thiết. Hãy cùng Viecoi.vn làm rõ những điều đó ngay dưới bài viết sau nhé! 


3

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÓ GÌ HOT MÀ LÀM SINH VIÊN MÊ MẨN THEO NÓ?

Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 càng mở ra nhiều cơ hội cho ngành kế toán trên thế giới nói chung và kế toán của Việt Nam nói riêng. Vậy, cơ hội đó là gì mà làm sinh viên mê mẩn vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nó qua bài viết sau đây nhé !


4

CÁC KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN NGÀNH KẾ TOÁN / KIỂM TOÁN

Không như những ngành nghề khác, với nghề kế toán bạn có thể định hướng rõ ràng tương lai nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển rất lớn. Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. 


5

KIỂM TOÁN LÀ GÌ? PHÂN BIỆT GIỮA KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN

Kiểm toán là một khái niệm không còn quá xa lạ trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng và chính xác về khái niệm này. Vậy, kiểm toán thực sự là gì?


6

Nhân Viên Kế Toán Là Gì? Mức Lương Hấp Dẫn Cho Từng Vị Trí Kế Toán

Bạn vừa bắt đầu công việc của một kế toán viên hoặc đang có định hướng theo đuổi sự nghiệp kế toán. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ nghề kế toán là gì, những khó khăn trong nghề và lộ trình thăng tiến của một kế toán viên ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về nghề kế toán.


7

ĐIỂM QUA NHỮNG SAI LẦM CƠ BẢN MÀ MỘT KẾ TOÁN THUẾ DỄ MẮC PHẢI

Hầu hết mọi người đều biết rằng, kế toán thuế là một vị trí đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối đi kèm với sự cẩn thận, tỉ mỉ và chi tiết bởi nó liên quan đến những số liệu, hóa đơn cũng như các chứng từ kế toán. Chỉ cần một sự sai lệch cũng như mất đi sự tập trung, nhân viên kế toán thuế sẽ rất dễ dàng sa vào những sai lầm cơ bản, nhất là đối với những nhân viên mới vào nghề. Do đó, hãy cùng “gọi tên” những sai lầm cơ bản nhất để giúp công việc kế toán thuế diễn ra thuận lợi ngay dưới bài viết này nhé! 


8

Khám Phá Sự Hấp Dẫn Của Nghề Kế Toán Bán Hàng: Từ Nền Tảng Kỹ Năng Đến Lộ Trình Sự Nghiệp

Đắm mình vào thế giới của Kế Toán Bán Hàng qua bài viết này. Chúng tôi sẽ đưa bạn đi qua hành trình từ việc hiểu rõ ngành nghề này, khám phá những kỹ năng cần có, đến việc tìm hiểu mô tả công việc cụ thể, và cuối cùng là khám phá cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn đang chờ đón bạn phía trước.


9

Kế Toán Nội Bộ: Khám Phá Lĩnh Vực Đầy Hứa Hẹn Trên Thị Trường Việc Làm

Đặt chân vào thế giới của Kế toán nội bộ - một ngành nghề đòi hỏi sự tinh tế và chính xác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành này, từ kỹ năng cần có, mô tả công việc, đến cơ hội việc làm và mức lương.


10

Tìm hiểu Việc làm Kế Toán Kho: Kỹ năng, Công việc và Cơ hội

Bài viết này giúp bạn hiểu rõ về vị trí Kế Toán Kho, bao gồm các kỹ năng cần thiết, mô tả công việc, cơ hội việc làm và mức lương. Thông tin này giúp bạn biết rõ nhu cầu tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.


 

Gợi ý việc làm