Đang xử lý

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “
  • 02/03/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 6554

Đạo đức làm việc nơi công sở

Trong mỗi nơi, mỗi tập thể đều có những quy định khác nhau về chế độ chính sách thưởng phạt cho nhân viên nhưng không cơ quan đơn vị nào đưa ra một định nghĩa cụ thể cho đạo đức nghề nghiệp. Vậy phạm trù của định nghĩa này được hiểu như thế nào và nó ở những phương diện nào ? Dưới đây là một số phương diện cơ bản mang tính chất tham khảo để thể hiện mình là người có đạo đức và có tâm với nghề nghiệp của mình.

Trung thực

Trung thực

Trung thực luôn là điều tất yếu trong bất kì công việc nào.Trong bất kì mối quan hệ nào, bạn cũng cần phải có tính trung thực, không nên nói khoát về vị trí của mình, không nói quá khoa trương với đồng nghiệp nhất là trong công việc, rất có thể bạn sẽ động chạm đến lĩnh vực chuyên môn của họ mà bạn lại nói sai sự thật thì không hay tí nào. Như vậy sẽ làm cho đồng nghiệp không phục mà càng xa lánh bạn hơn. Hơn nữa, nó lại trái với lương tâm nghề nghiệp của mình, chữ “tâm” trong nghề của bạn sẽ bị đồng nghiệp chối bỏ và chữ “ không trung thực”.

Mối quan hệ với đồng nghiệp

Quan hệ tốt với dồng nghiệp

Trong công việc, mối quan hệ đồng nghiệp là điều quan trọng nhất. Nó chẳng những làm cho mối quan hệ xã hội của bạn trở nên tốt đẹp hơn mà tình cảm đồng nghiệp cũng sẽ khắn khít hơn. Đạo đức nghề nghiệp ở mối quan hệ đồng nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa xa hơn. Đó là mối quan hệ với những đồng nghiệp khác giới đã có gia đình. Trong mối quan hệ này, bạn cần phải thận trọng trong cách cư xử cũng như lời nói hành động. Có thể bạn thì nghĩ đó là mối quan hệ bình thường nhưng với người khác nhìn vào họ sẽ thấy không phải như vậy. Vì vậy hãy giữ gìn mối quan hệ đồng nghiệp thật sự trong sáng lành mạnh, nó là thước đo giá trị đạo đức của con người và trong mối quan hệ với đồng nghiệp trong công sở.

Nguyên tắc trong công việc

làm việc có nguyên tắc

Không phải cứ làm theo nguyên tắc, không động chạm đến ai, không hằn học ai thì bạn là người có đức trong nghề nghiệp đâu nhé. Bạn không thể giữ riêng cho mình một công việc mà không chia sẻ với ai, không thể cứ bảo thủ giữ ý kiến cho riêng mình là được. Bởi đạo đức trong nghề còn thể hiện qua thái độ làm việc mỗi ngày, đồng nghiệp sẽ từ đó mà nhìn nhận bạn có phải là người có tâm, có đạo đức nghề nghiệp hay không ? Trong công việc, sự đánh giá đạo đức của một con người dựa vào sự chấp hành quy định nơi làm việc: đi đúng giờ, làm đúng việc,…không thể lúc làm lúc nghỉ, muốn đi đâu lúc nào thì đi. Như vậy thì bạn nên xem lại thái độ làm việc của mình có được xem là “đạo đức” nghề nghiệp không nhé !

Dùng của công làm việc riêng

Nhiều người hay có thói quen mượn đồ của công ty để làm việc riêng, có khi chiếm lĩnh của công đó để đem về nhà làm của riêng mình. Cho dù những hành vi nhỏ nhặt nhất mọi người cũng sẽ đánh giá bạn là con người như thế nào. Có nhiều người hay lợi dụng những lúc mọi người đi ăn cơm hay không có ai ở công ty họ lại lấy những thứ như bút tẩy, những cuốn sổ nhỏ hay máy in…để tranh thủ cho công việc của mình. Có thể bạn sẽ cho rằng những thứ này là nhỏ nhặt không đáng gì nhưng nếu lặp lại những điều này nhiều lần bạn sẽ nghĩ người đó như thế nào?

Tinh thần trong công việc

tinh thần làm việc

Đến công ty, bạn luôn luôn dán mắt vào vi tính để lướt web, chơi game trong khi nhiệm vụ của mình lại chưa hoàn thành. Bạn lúc nào cũng đi muộn về trễ trong khi công việc lúc nào cũng dồn dập ? Công việc cũ chưa hoàn thành thì công việc mới lại đến, bạn chỉ làm cho qua loa cho xong công việc cũ để kịp tiến độ và có thời gian để nghỉ. Trong khi đó đến mỗi lần nhận lương bạn lại luôn muốn được lương cao và có nhiều tiền thưởng, thử hỏi bạn nhận những đồng lương đó có thật sự xứng đáng với những gì bạn làm được chưa? Nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy, chắc chắn bạn sẽ không có chỗ đứng nào phù hợp trong công ty đó nữa.Vì vậy hãy chấn chỉnh lại ngay và lấy lại tinh thần làm việc bạn nhé!

 Đọc thêm: CÁCH ĐỂ BẠN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN ĐỂ CÓ CÔNG VIỆC THÍCH HỢP

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Kỹ Năng Kinh Nghiệm Công Sở Phong Cách Ứng Xử Tìm Việc Làm

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm