Đang xử lý

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.
  • 30/03/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 20336

Khi xây dựng, thực hiện những chính sách về nhân sự sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty. Vậy làm sao để cân bằng giữa lợi ích của công ty và lợi ích của nhân viên là công việc mà nhà quản lý nhân sự phải tính toán kỹ lưỡng, tùy theo từng công ty mà nhà quản lý nhân sự phải tìm cách giải quyết những vấn đề xảy ra, biết xử lý khó khăn, xây dựng được tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên để giúp tạo ra sức mạnh phát triển doanh nghiệp.

Những thách thức trong quản lý nhân sự

Khiếu nại về chính sách lương thưởng

Người quản lý nhân sự gặp phải điều này rất nhiều nhất là những doanh nghiệp có mặt bằng lương thấp và ngay cả công ty có mặt bằng lương cao hơn. Nguyên nhân có thể do người quản lý nhân sự đánh giá về kinh nghiệm, trình độ của nhân viên thiếu chính xác cũng như những kỹ năng của cán bộ nhân viên đã được nâng cao nhưng chưa được ghi nhận, việc phân tích và xác định mức lương thiếu chính xác cho nhân viên, vì thế người quản lý nhân sự cần đưa ra được mức lương hợp lý và phải tạo ra được sự công bằng giữa các nhân viên. Đôi khi cách thức điều hành của người quản lý thiếu tính nhất quán, đồng bộ, thiếu sự linh hoạt trong việc xác định mức lương cho nhân viên, cũng có thể do một sức ép nào đó mà người quản lý nhân sự không thể xác định được mức lương, giá trị công sức của người lao động.

Sự luân chuyển lao động gia tăng

Đôi khi chất lượng nhân lực đi xuống, làm giảm năng suất lao động, dần dần lao động cũ thôi việc dẫn đến việc tuyển dụng liên tục, làm mất cân bằng nhân sự trong hệ thống.

Người quản lý nhân sự giỏi sẽ xác định liệu đã có sự công bằng, nhất quán, chính xác trong việc trả lương cho nhân viên hay chưa, xác định được lợi ích cũng như chi phí của người lao động, thời gian họ được nghỉ phép, sự hài lòng với công việc của nhân viên, nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành những quy tắc đã đề ra hay không?

Cân bằng những mối quan hệ phức tạp

Cân bằng những mối quan hệ

Đó là mối quan hệ giữa người lao động với nhau, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, thông thường mối quan hệ này rất phức tạp, vì thế việc cân bằng nó sẽ rất khó khăn. Vì vậy người quản lý nhân sự phải có nghệ thuật xử lý một cách khôn ngoan, thực tế không phải người quản lý nhân sự nào cũng biết cách giải quyết hài hòa những vấn đề mắc phải, một số thiếu những kỹ năng trong đàm phán, thuyết phục nhân viên trong việc hòa giải các mâu thuẫn nội bộ.

Khó tuyển được nhân sự có chuyên môn cao

Nguyên nhân chủ yếu là do có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động về trình độ và chuyên môn, bên cạnh đó còn do công ty không có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và thu hút nhân tài. Vì thế công ty cần có những chính sách thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo dựng mối quan hệ với những công ty chuyên môi giới trong truyển dụng, sự tiến cử trong nội bộ doanh nghiệp hoặc tận dụng những mối quan hệ từ chính nhân viên.

Người lao động lẫn tránh những khóa đào tạo của công ty

Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu động cơ học tập hoặc việc đào tạo tại công ty chỉ là vấn đề về hình thức, công ty không nêu rõ về những lợi ích và có kế hoạch ứng dụng những kiến thức cho người lao động sau khi họ được đào tạo. Để khắc phục tình trạng này công ty cần phải xác định được mục đích của việc đào tạo, làm cho nhân viên hiểu được mục tiêu và những lợi ích của việc đào tạo này, phải có kế hoạch cũng như việc triển khai kế hoạch đào tạo bài bản.

Khó khăn trong việc tìm nhân sự

Người lao động quá thụ động

Nguyên nhân là do cấp trên nắm tất cả quyền điều hành, quản lý công việc, không phân quyền cho nhân viên để họ có thể tự xây dựng kế hoạch làm việc. Hoặc do thiếu thông tin và những hướng dẫn kịp thời trong công việc. Không có những chính sách về khuyến khích nhân viên chủ động làm việc. Không phân rõ về quyền hạn và trách nhiệm của người lao động vì vậy doanh nghiệp cần phải phân quyền, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, có chính sách khuyến khích người lao động thực hiện kế hoạch đã đề ra, cho người lao động tự lập kế hoạch và có thực hiện kiểm tra về tiến độ làm việc. Khích lệ, động viên những người có sáng tạo, cải tiến trong công việc.

Khó khăn khi tìm đội ngũ kế thừa

Đa số nhân sự giỏi ở nước ta hiện nay có xuất thân từ các công ty nhỏ, công ty tư nhân, ở đó người chủ doanh nghiệp sẽ quyết định mọi việc. Còn những công ty có nguồn gốc là công ty nhà nước thì vẫn mang tính quan liêu, bao cấp, vì thế việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo kế thừa là vấn đề khá nhạy cảm. Nhiều khi chủ doanh nghiệp và ứng viên không cùng quan điểm, công tác quản lý thiếu sự chuyên nghiệp, kỹ năng và ý thức của nhân viến còn yếu kém, vấn đề khó xử với những người có thâm niêm, có công với công ty.

 Đọc thêm: TOP NHỮNG KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN NGÀNH NHÂN SỰ BẠN ĐÃ BIẾT? 

 

Viecoi.vn: Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Quản Lý Lập Kế Hoạch Kinh Nghiệm Lời Khuyên Nhân Sự Quản Lý Nhân Sự

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm