Đang xử lý

NHỮNG ÁP LỰC KHÔNG TÊN MẤY AI HIỂU ĐƯỢC CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng vừa nhàn lương lại vừa cao, chưa kể đến những lần thưởng lớn nữa. Thế nhưng. mấy ai biết rằng sau sự hào nhoáng đấy là những áp lực về vấn đề giải ngân, chỉ tiêu bán thẻ cũng như những ngày khổ sở ròng rã kiếm khách. 
  • 07/02/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 4437

Nỗi khổ của nhân viên tín dụng ngân hàng - không phải ai cũng hiểu

Phải nói rằng, ai trong nghề thì mới “thấm thía” được cái sự mệt mà không nói lên lời của người làm trong ngành nhân viên tín dụng ngân hàng. Khi xác định trở thành một nhân viên tín dụng ngân hàng giỏi, hầu hết mọi người đều biết bản thân đang cần gì và luôn mong muốn bản thân có một yếu tố nào đó để thực hiện sự thành công nhanh hơn chứ không phải đánh đổi quá nhiều. 

Trong bài viết ngày hôm nay, Viecoi.vn sẽ thay mặt các nhân viên tín dụng ngân hàng để nói lên “tiếng lòng” mà bao lâu nay người trong nghề vẫn ấp ủ! 

Một đồng nợ xấu “đánh bay” mộng tưởng trong ngành cho dù lương cao đến mấy 

Tuy là một trong những lực lượng trụ cột nhưng nhân viên tín dụng ngân hàng vẫn thường gọi nhau với cái danh “công nhân ngân hàng”. Bởi lẽ, họ vốn là những người mang những áp lực về chỉ tiêu, tiến độ công việc cũng như chịu những tổn thương nhiều nhất tại ngân hàng đến từ khách hàng, thậm chí là đến từ sếp của mình. Nhưng đổi lại, họ cũng chỉ nhận được một khoản đủ để nuôi bản thân mình mà thôi.

Nhân viên tín dụng ngân hàng cũng như thẻ tín dụng rất dễ bị đánh tiếng “xấu”

Khi đi vay, nhân viên tín dụng cũng trở thành người bị gắn liền với khoản vay chứ không gì khách hàng và cả khi đặt bút xuống ký “một tờ giấy” mang tên hồ sơ giải ngân. Nhưng công việc của một nhân viên tín dụng đâu chỉ dừng lại ở đó. Ví dụ như tại thời điểm đó đúng là bạn đã có được doanh số, đủ chỉ tiêu và được mọi người tán dương năng lực nhưng nếu như bất trắc khách hàng lại trả nợ chậm thì trách nhiệm giờ đây bạn cũng là người phải nhận.  

Nói không ngoa khi định nghĩa rằng nhân viên tín dụng chỉ sống tốt khi khách hàng sống tốt còn nếu ngược lại khách hàng mà đang ốm thì nhân viên tín dụng cũng chẳng ăn ngon cũng chẳng ngủ yên nổi. Thế mới nói rằng, kể cả có mang được lợi nhuận cao đến đâu cũng chẳng bằng nổi một đồng nợ xấu.

Nợ xấu không chỉ gây khó khăn cho khách hàng mà còn làm khổ nhân viên tín dụng ngân hàng

Khi gặp khó khăn, người đầu tiên mà khách hàng tìm đến ngân hàng có lẽ chính là nhân viên tín dụng để tìm đến sự hỗ trợ. Đôi khi sự hỗ trợ mà họ đề nghị là hợp khác nhưng lại có vài trường hợp lâm vào tình cảnh phi pháp. Thật ra, ngân hàng cũng dễ dàng nhận thức được điều đó nhưng chỉ là họ nhắm mắt cho qua mà thôi. Bởi vậy mà lúc đó người gánh phải áp lực cũng như rủi ro chính là những nhân viên tín dụng ngân hàng chứ chẳng phải những người ban điều đó xuống vai họ. Một khi nhân viên tín dụng ngân hàng chấp nhận những trường hợp đó thì đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận rủi ro cũng như nguy cơ rằng khách của họ rơi vào trường hợp nợ xấu. 

Cần tìm khách bằng mọi cách: gọi điện, phát tờ rơi, spam mail và tin nhắn

Trên thực tế thì có lẽ khoảng thời gian làm việc đầy “nở hoa” nhất của một nhân viên tín dụng ngân hàng chính là trong ba tháng đầu tiên. Bởi hồi mới vào làm, bạn có thể tận dụng được các mối quan hệ trước đó của mình còn sang những tháng sau, bạn cần phải đi tìm kiếm lượng khách hàng từ bên ngoài. Và việc này thì chưa bao giờ là dễ dàng cả. 

Tình trạng chật vật tìm kiếm khách hàng của một nhân viên tín dụng ngân hàng chưa bao giờ có hồi kết

Nhiều nhân viên tín dụng đã phải “tự thân vận động” bằng cách đăng tải thông tin về vấn đề mở thẻ, cho vay trên các trang mạng xã hội. Sau đó, họ còn phải tìm kiếm thêm những danh sách bao gồm email, số điện thoại để có thể tìm kiếm được khách hàng cho mình. 

Đó cũng là lý do chúng ta dễ dàng bắt gặp các mẫu tin có nội dung ngân hàng này ngân hàng kia đang có chương trình, đãi ngộ khi mở thẻ abc ..xyz… trên các diễn đàn. Thậm chí, có đôi khi các bạn nhân viên tín dụng ngân hàng còn phải tự mình đi phát tờ rơi hay tuyển thêm cộng tác viên hỗ trợ bởi chỉ tiêu “giáng xuống” quá nặng. 

Nói chuyện tư vấn cặn kẽ nhưng đôi khi nhân viên tín dụng vẫn không chốt được khách hàng

Nhưng đâu phải cứ làm thế là đã chốt được khách luôn đâu vì đôi khi gọi điện đến nhẹ thì chỉ là bị từ chối còn nặng thì phải nghe người ta mắng tới tấp. Gửi 1000 cái mail thì ăn may được vài ba khách người ta rep lại với thiện ý. Thậm chí đôi khi khách người ta trả lời xong, nghe tư vấn ok rồi mà còn phải qua thêm một vòng xét duyệt nữa. Xét duyệt xong thì mới có được 1 bộ hồ sơ là khách đã vay thành công

Muốn có thu nhập cao thì phải chấp nhận rủi ro và đánh đổi khi làm tín dụng ngân hàng

Với tất cả các vị trí tại ngân hàng, đặc biệt là đối với nhân viên tín dụng thì việc tạo dựng mối quan hệ là điều không thể không có. Những mối quan hệ chất lượng sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên tín dụng ngân hàng ưu tú. Vậy nên nhiều người mới nói, nói đến dân”chè chén” thì không thể bỏ qua “ứng cử viên sáng giá” là mấy người làm ngân hàng. Phải nói là “n+1” buổi mang mác liên hoan, giao lưu rồi đi gặp gỡ khách hàng để tạo dựng được các mối quan hệ hữu ích cho công việc hiện tại cũng như sau này. 

Thời gian gặp gỡ khách hàng “linh động” đến mức còn phải đến đêm và không được nghỉ ngơi đủ giấc

Điều này xảy ra cũng là vì có nhiều mối quan hệ chất lượng sẽ giúp cho cơ hội thăng tiến của nhân viên tín dụng phát triển nhanh hơn nên họ chấp nhận đánh đổi sức khỏe cũng như những buổi tối lẽ ra được ở nhà nghỉ ngơi để trở thành một nhân viên giỏi hơn. 

Nhân viên tín dụng đôi khi sẽ đánh đổi cả tương lai nếu muốn có thu nhập cao hơn

Các vụ sai phạm trong ngành cứ thỉnh thoảng vài tháng lại thấy bị phanh thui thì chắc chỉ có ngân hàng và cái giá đắt nhất phải trả chính là tương lai. Thử lấy ví dụ điển hình một vị trí đang được nhắc ở đây, chính là một nhân viên tín dụng. Một khi đã mắc phải sai lầm lần 1, họ thậm chí sẽ có thể mắc thêm vài lần vì loay hoay không thể nào dứt ra được. Bởi vậy, khi xác định trở thành một nhân viên tín dụng bạn cần phải có sự kiên định, tự vạch ra giới hạn cho riêng mình cũng như luôn tỉnh táo để đối phó được những vấn đề sẽ xảy ra. Đừng để bản thân bị cuốn vào vòng tròn sai lầm chỉ vì một lần “tặc lưỡi cho qua”.

Nếu một nhân viên tín dụng ngân hàng mắc phải sai lầm thì sẽ rất khó dứt ra khỏi nó

Hiện nay, phải chấp nhận một sự thật rằng nếu bản thân theo đuổi nghề ngân hàng này thì cần rõ ràng rằng Thời hoàng kim của nó đã qua rồi. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hàng trăm thậm chí hàng nghìn các tin tuyển dụng từ những ngân hàng bởi sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng, đặc biệt là những ứng viên cho vị trí tín dụng. Đương nhiên sự đào thải nhân sự không làm được việc cũng đi song hành với điều đó.

Vậy mới nói, nhân viên tín dụng ngân hàng thực chất không hào nhoáng như mọi người vẫn vọng tưởng và cũng không phải là con đường tắt mà ai muốn sống an nhàn, giàu có

Cùng tìm kiếm công việc ngân hàng phù hợp nhé !

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Áp Lực Công Việc Áp Lực Thị Trường Tài Chính Ngân Hàng Hiện Tại ngân hàng

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP VÀ NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG GIỎI

Tài chính ngân hàng hiện đang là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế trong thời kỳ phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, thời kỳ 4.0. Từ nhu cầu nhân lực của xã hội mà nhiều trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng đã không ngừng cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng giảng dạy không ngừng. Vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành tài chính ngân hàng là gì? Để trở thành một nhân viên ngân hàng ưu tú hiện nay bạn cần làm gì? Hãy để Viecoi trả lời giúp bạn nhé.


2

BẬT MÍ VỀ MỨC LƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG HIỆN NAY

Được làm việc trong ngân hàng là mơ ước của nhiều bạn trẻ Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có những chế độ phúc lợi, những mức lương khác nhau đối với từng vị trí. Tuỳ vào từng vị trí và số năm kinh nghiệm làm việc mà mức lương của nhân viên ngân hàng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Trước khi bạn bắt đầu lựa chọn ngân hàng mà mình muốn làm việc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mức lương ở một số vị trí thu hút nguồn nhân lực nhất tại các ngân hàng việt Nam nhé.


3

NHỮNG ÁP LỰC KHÔNG TÊN MẤY AI HIỂU ĐƯỢC CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng vừa nhàn lương lại vừa cao, chưa kể đến những lần thưởng lớn nữa. Thế nhưng. mấy ai biết rằng sau sự hào nhoáng đấy là những áp lực về vấn đề giải ngân, chỉ tiêu bán thẻ cũng như những ngày khổ sở ròng rã kiếm khách. 


4

NGÀNH NGÂN HÀNG - CÁNH CỬA CƠ HỘI ĐẦY HỨA HẸN NHƯNG KHÔNG MẤY AI DÁM BƯỚC VÀO

Phải nói ngành ngân hàng mở ra cả ngàn cơ hội cho tất cả mọi người, thậm chí cả những bạn sinh viên mới ra trường. Ấy vậy mà một nghề sở hữu môi trường lý tưởng, con đường hoa mộng của những người tâm huyết và là bước đệm bước đến thành công lại khiến nhiều người dè chừng. Không biết vì một lý do nào đó mà việc tuyển dụng nhân viên ngân hàng lại ngày càng khó khăn, hãy cùng Viecoi.vn đi tìm hiểu lý do gây ra điều đó nhé! 


5

SỞ HỮU BUỔI PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG TỪ ĐIỀU NHỎ NHẤT VỚI VỊ TRÍ GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG

Nhiều bạn trẻ hay đặc biệt hơn là những người theo học khối ngành tài chính, kinh tế, ngân hàng đều muốn ứng tuyển vào vị trí Giao dịch viên ngân hàng vì sự hấp dẫn của nó. Bởi vậy mà sức cạnh tranh của vị trí này cũng khắc nghiệt hơn cả. Vậy làm thế nào để thành công trong buổi phỏng vấn vị trí giao dịch viên ngân hàng hay nói cách khác kinh nghiệm để trúng tuyển là gì? Cùng Viecoi.vn tìm hiểu ngay đáp án tại bài viết dưới đây nhé! 


6

Việc làm nhân viên ngân hàng - các vị trí nhân viên ngân hàng đang tuyển dụng

Nhân viên ngân hàng là các nhân sự trong ngân hàng, làm việc ở nhiều vị trí khác nhau . Với mục đích để đảm bảo ngân hàng được vận hành, hoạt động theo đúng như mục tiêu, kế hoạch đề ra.


7

CẨM NANG XIN VIỆC NGÀNH NGÂN HÀNG 

Xin việc ngành tài chính ngân hàng có khó không? Học tài chính ngân hàng làm gì? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành này. Và để lần lượt giải đáp những băn khoăn này cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để xin việc làm ngành tài chính ngân hàng thì bạn không nên bỏ qua cẩm nang xin việc ngay dưới đây.


8

KHAI PHÁ CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của các ngân hàng trong và ngoài nước trong những năm gần đây đã và đang tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm cho nhiều bạn sinh viên mới ra trường. Ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành học được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn theo học.Vì vậy, Cơ  hội về việc làm của ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ là như thế nào? Xin việc có dễ không là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đang theo học. Thấu hiểu được những thắc mắc đó chúng tôi xin chia  sẻ trong bài viết bên dưới để giúp các bạn đọc giải đáp được những khó khăn mà mình đang gặp phải.  Cùng tham khảo dưới bài viết nhé! 


9

Hướng Dẫn Đầy Đủ và Chi Tiết Để Trở Thành Nhân Viên Thu Hồi Nợ

Khám phá nghề nghiệp Nhân viên thu hồi nợ - một lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nghề nghiệp này, cũng như các kỹ năng, mô tả công việc, cơ hội việc làm và mức lương bạn có thể mong đợi.


10

Khám phá nghề E-KYC Officer: Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số hóa, E-KYC (Xác thực Khách hàng điện tử) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Vị trí E-KYC Officer không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ và quy định, mà còn cần phải có những kỹ năng mềm và khả năng học hỏi liên tục. Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính số, nhu cầu về E-KYC Officer ngày càng tăng, mở ra cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn cho những ai đủ năng lực.


 

Gợi ý việc làm